''

Ngày 16 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Y TẾ

Cập nhật lúc : 10:17 09/10/2023  

Kế hoạch năm 2023-2024

 PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PHONG BÌNH                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số: …/KH-THCS-YT                              Phong Bình, ngày 05  tháng 10  năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC

Năm học 2023-2024

 

Căn cứ vào thông tin liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, ngày 12/5/2016 quy định về “Công tác y tế trường học” do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

Căn cứ vào Quyết định số 3288/QĐ-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn về “Công tác y tế trường học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

Căn cứ Công văn số 2844/SGDĐT-GDTX-CN&CTTT-CTHS ngày 03/10/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ Y tế trường học năm học 2023-2024;

Căn cứ vào công văn số: 402/PGDĐT-HĐNG ngày 05 tháng 10 năm 2023 của Phòng GD&ĐT Phong Điền về việc hướng dẫn triển khai nhiệm vụ Y tế học đường năm học 2023-2024;

Căn cứ vào KH số 38/KH-THCSPB ngày 05/10/2023 về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhà trường năm học 2023- 2024 của trường THCS Phong Bình. Bộ phận y tế  triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện “Công tác y tế trường học, năm học 2023-2024” với các nội dung cụ thể như sau:

         I. TÌNH HÌNH CHUNG:

         1. Đặc điểm chung của nhà trường:

- Số lớp: 12 lớp; Số học sinh: 407 học sinh;

- Số CBGV-NV: 35 người (02 BGH, 27 giáo viên, 06 Nhân viên);

- Cán bộ y tế trường học: 01 người;

- Có phòng y tế riêng.

2. Tình hình sức khỏe học sinh trong nhà trường:

- Đa số học sinh đều có sức khỏe bình thường, đảm bảo cho quá trình tham gia học tập tại nhà trường. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh thuốc đối tượng như thừa cân, béo phì do chế độ ăn của các em chưa hợp lý. Khi thời tiết giao mùa số học sinh bị mắc bệnh cũng còn xảy ra.

3. Tình hình hoạt động y tế nhà trường:

- Công tác y tế trường học luôn được thực hiện theo đúng hướng dẫn của cấp trên, lãnh đạo của nhà trường và các ban ngành đoàn thể có liên quan.

4. Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại và những vấn đề ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe:

a.Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và BGH nhà trường, và sự phối hợp của toàn tập thể CBNV-GV của nhà trường và các ban ngành đoàn thể có liên quan trong và ngoài nhà trường.

- Nhà trường trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và có phòng y tế riêng biệt với đầy đủ dụng cụ phục vụ tốt cho công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

b. Khó khăn và tồn tại:

- Học sinh vẫn còn khá rụt rè che giấu bệnh;

- Tỉ lệ học sinh thừa cân béo phì ngày càng tang, ảnh hưởng không  nhỏ đến sức khỏe, các hoạt động thể chat của các em.

- Trường nằm trong khu vực thấp trũng, thường xuyên ngập lụt vào mùa mưa hay xảy ra ngập lụt, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

c. Những vấn đề ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe:

- Học sinh được khám sức khỏe định kỳ 01 lần/ năm học, cân đo 2 lần/ năm học để kịp thời phát hiện các bệnh lý mắc phải như: sâu răng, cận thị, cong veo cột sống …Các trường hợp bệnh lý trong quá trình khám sức khỏe đều phải được báo về cho gia đình hoặc người giám hộ biết.

- Học sinh có sổ theo dõi sức khỏe cá nhân đúng theo quy định.

- Học sinh được sơ cấp cứu và điều trị bệnh ban đầu tại nhà trường và xử lý tốt các trường hợp chuyển tuyến đúng theo quy định.

- Tủ thuốc luôn được bổ sung về thuốc và các trang biết bị, dụng cụ y tế đảm bảo kịp thời và thường xuyên kiểm tra về niên hạn dùng của thuốc.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh dễ xảy ra tại trường.

- Đảm bảo học sinh nắm được kiến thức cơ bản trong các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe để phòng chống được một số bệnh lý thường gặp thông qua các hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, phát thanh, tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH:

1.     Mục tiêu chung:

- Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường học theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

- Lập kế hoạch tuyên truyền cho học sinh và cán bộ giáo viên - nhân viên về cách phát hiện và phòng chống một số bệnh thường gặp, bệnh theo mùa, bệnh truyền nhiễm, phòng trách các bệnh học đường, tai nạn thương tích.

- Khám và phát thuốc cho học sinh trong toàn trường.

- Sơ cứu các trường hợp tai nạn thương tích (nếu có).

- Tuyên truyền cho Phụ huynh học sinh tự nguyện mua BHYT học sinh đạt yêu cầu ngành đề ra đạt 100 % (khi học sinh không được nhà nước cấp thẻ miễn phí)

- Đảm bảo học sinh có nước sạch để rửa tay, rửa mặt đúng qui định, thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn thương tích - đuối nước.

- Giáo dục cho học sinh biết cách tự vệ sinh cá nhân, vệ sinh sân trường, lớp học, giữ gìn vệ sinh chung, chăm sóc cây xanh, hoa kiểng ở sân trường.

- Phối hợp với ngành y tế địa phương thực hiện tốt việc phòng chống các dịch bệnh, khám phân loại sức khỏe cho học sinh theo đúng quy định.

- Báo cáo cho BGH nhà trường công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, được nắm công tác y tế trường học đánh giá công tác y tế trường học đảm bảo đúng yêu cầu.

2.     Các mục tiêu cụ thể:

- Đảm bảo học sinh được khám sức khỏe định kỳ 01 lần/ năm học và có hồ sơ quản lý sức khỏe đúng theo quy định.

- Thực hiện tốt công tác sơ cấp cứu ban đầu tại nhà trường và xử trí tốt thương tích trước khi chuyển lên tuyến trên.

- Thực hiện công tác tác phối hợp với ngành y tế địa phương trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dịch bệnh theo mùa tại nhà trường.

- Đảm bảo học sinh có nước sạch sử dụng hàng ngày trong việc vệ sinh cá nhân, trong sinh hoạt tại nhà trường.

- Học sinh được tiếp thu các kiến thức cơ bản trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe thông qua các hình thức như: sinh hoạt dưới cờ, phát thanh, tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền …

- Đảm bảo học sinh được tiếp cận tốt và đầy đủ các chương trình của y tế học đường theo đúng quy định.

- Thường xuyên tham mưu trong việc tạo điều kiện và trang bị tốt các cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc học tập và vui chơi của học sinh tại nhà trường và thường xuyên được kiểm tra, sửa chữa và bổ sung cơ sở vật chất.

3.     Các chỉ tiêu:

- 100 %  học sinh được cân đo 2 lần/ năm học ( đầu năm, cuối năm)

- Vận động 100 % học sinh tham gia BHYT được tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe kèm theo, đúng theo quy định.

- Thực hiện công tác báo cáo và đánh giá công tác y tế kịp thời, đúng theo qui định.

- Tham gia xây dựng Trường học thân thiện; Học sinh tích cực; Trường em Sạch - Xanh - Đẹp - An toàn.

- Có 100 % học sinh được khám sức khỏe định kỳ 01 lần / năm học và có hồ sơ quản lý sức khỏe đúng theo quy định.

- Có đầy đủ hồ sơ sổ sách chuyên môn, đảm báo công tác chuyên môn, tiếp đoàn cấp trên kiểm tra khi có yêu cầu.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, điều kiện học tập đúng theo quy định.

- Tuyên truyền đạt trên 90% học sinh nắm được các phòng một số bệnh theo mùa.

- Đảm bảo học sinh và cán bộ giáo viên - nhân viên thực hiện tốt các biện pháp phòng chống các dịch bệnh và không để dịch bệnh bùng phát trong nhà trường.

- Đánh giá xếp loại công tác y tế cuối năm đạt yêu cầu đề ra, xếp loại: Tốt.

- Cuối năm nhân viên y tế trường học, được xếp loại viên chức: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

III.           CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1. Khám và quản lý sức khỏe:

- Có kế hoạch chăm sóc và theo dõi học sinh mắc bệnh, khám sức khỏe theo định kỳ;

- Theo dõi sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho tập thể CBGV-NV.

* Biện pháp thực hiện:

- Tổ chức khám sức khỏe cho toàn thể học sinh 01 lần/năm;

-  Phối hợp với Trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe cho học sinh đúng theo quy định.

- Quản lý hồ sơ khám sức khỏe học sinh chặt chẽ, thông báo kết quả khám cho phụ huynh thông qua sổ sức khỏe.

   2. Vệ sinh môi trường:

   a. Vệ sinh lớp:

- Tiếp tục thực hiện theo quy định chuẩn ban hành về vệ sinh phòng học năm 2000 của Bộ Y Tế.

    * Biện pháp thực hiện:

- Bố trí lớp thoáng mát, đảm bảo đủ ánh sáng, trong mọi hoạt động của học sinh. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên trong sinh hoạt hằng ngày;

- Vệ sinh cá nhân và phòng ngừa cong vẹo cột sống: Biết vì sao phải ngồi đúng tư thế, biết lợi ích của việc giữ vệ sinh thân thể;

- Vệ sinh phòng học sạch sẽ, trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng vệ sinh.

-  Trang bị đầy đủ bàn ghế đúng theo quy cách phù hợp lứa tuổi.

   b. Vệ sinh môi trường:

- Thực hiện tốt công tác giáo dục môi trường;

- Thực hiện việc vệ sinh môi trường theo lịch phân công ngày, tuần, tháng;

- Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.

   * Biện pháp thực hiện:

- Đảm bảo vệ sinh sư phạm, tiếp tục duy trì cơ sở văn minh, sạch, đẹp, an toàn, môi trường xanh, sạch, đẹp;

- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc các nội quy về vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh. Kịp thời nắm bắt dịch bệnh xảy ra trên địa bàn để tuyên truyền và phòng ngừa;

- Thường xuyên giáo dục học sinh biết giữ vệ sinh môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định.

 c. Nâng cao chất lượng nhà vệ sinh trường học:

-  Luôn giữ nhà vệ sinh khô ráo, sạch sẽ;

- Thực hiện tốt chế độ vệ sinh ngày, tuần, tháng theo quy định;

- Trang bị đầy đủ các đồ dùng trong nhà vệ sinh: xà phòng, giỏ rác,…

   3. Công tác sơ cấp cứu ban đầu tại nhà trường:

- Trang bị các dụng cụ y tế và các trang bị sơ cấp cứu ban đầu tại nhà trường đảm bảo khi có các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường;

- Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn trong xử lý sơ cấp cứu ban đầu đúng quy trình, hiệu quả và nhanh chóng;

- Triển khai tổ chức tập huấn các kiến thức sơ cấp cứu cơ bản cho Cán bộ giáo viên - nhân viên và học sinh trong nhà trường biết cách sơ cấp cứu một số tại nạn sinh hoạt thường gặp.

4. Vệ sinh an toàn thực phẩm - nước:

a. Vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về VSATTP;

- Tuyên truyền học sinh không mua hàng rong, thực phẩm không rõ nguồn gốc;

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát vệ sinh ATTP trong trường: Thường xuyên kiểm tra việc ăn quà vặt của học sinh, nghiêm cấm học sinh mua bán kẹo, nước uống không có nguồn gốc, nhãn mác,...

 b. Nước:

- Nhà trường có hệ thống lọc nước uống hợp vệ sinh đảm bảo an toàn, có nhân viên kiểm tra các chỉ số theo định kỳ.

           5. Công tác phòng, chống dịch bệnh, bệnh học đường.

- Có kế hoạch triển khai các quy định về vệ sinh phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh theo mùa và phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân, có liên quan để thực hiện.

- Phối hợp với các cơ sở y tế và đơn vị có liên quan để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời nếu có dịch xảy ra.

            6. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe:

- Xây dựng nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, bệnh tật học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh COVID-19.

- Chăm sóc mắt trong nhà trường: Phòng ngừa tật khúc xạ, phòng tránh chấn thương mắt trong nhà trường.

- Vệ sinh cá nhân và phòng ngừa cong vẹo cột sống: Biết vì sao phải ngồi đúng tư thế, biết lợi ích của việc giữ vệ sinh thân thể.

- Phòng chống bệnh COVID-19: Thực hiện 5K của bộ y tế, biết cách đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên và thực hiện việc giản cách đúng quy định.

- Có góc tuyên truyền, giáo dục, tư vấn sức khỏe cho học sinh tại phòng y tế nhà trường.

 IV. NGUỒN LỰC CHỦ YẾU:

            1. Nhân lực:

- Nhà trường có Nhân viên y tế trường học trình độ trung cấp y sĩ đa khoa.

- Được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn hằng năm của ngành tổ chức.

           2. Kinh phí:

- Sử dụng các nguồn kinh phí được cấp từ các nguồn quỹ CSSK học sinh và các nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ cho công tác y tế học đường (nếu có).

   3. Phương tiện, tài liệu truyền thông:

- Phương tiện truyền thông: sử dụng phương thức thông qua loa phát thanh của nhà trường.

- Tài liệu truyền thông: Sử dụng tài liệu chuyên môn và từ các nguồn tư liệu chính thống và được xác thực độ chính xác của cơ quan chuyên môn trên hệ thống internet.

     V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN :

Tháng/ năm

Nội dung công tác

Ghi chú

9/2023

- Xây dựng kế hoạch y tế năm học 2023 - 2024.

- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường học

- Chuẩn bị các loại sổ sách chuyên môn.

- Thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học

- Thành lập Ban chăm sóc sức khỏe học sinh năm học 2023 – 2024 và xây dựng các kế hoạch có liên quan trong công tác y tế trường học trong năm học.

- Tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

- Lập danh sách học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi, khuyết tật.

- Mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh và phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe học sinh.

- Tuyên truyền vận động học sinh và phụ huynh cài đặt phần mềm VSSID đạt 100%.

10/2023

- Tham gia các hoạt động của nhà trường.

- Cân đo chiều cao, cân nặng ,cho toàn bộ học sinh đợt 1, nhập dữ liệu lên hệ thống dữ liệu ngành, báo cáo cho PGD.

- Tuyên truyền GDSK các bệnh học đường.

- Lập kế hoạch khám sức khỏe cho học sinh toàn trường.

- Kiểm tra nước uống  giáo viên, học sinh, nhà vệ sinh.

- Tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh Covid – 19

- Sơ cứu, xử trí kịp thời các trường hợp học sinh ốm đau.

-  Hỗ trợ thu các khoản khối 7,8 trong năm học, tiền BHYT, BHTT.

11/2023

- Tham gia các hoạt động của nhà trường.

- Truyền thông về phòng chống các dịch bệnh mùa mưa lũ.

- Hỗ trợ thu các khoản trong năm học, BHYT, BHTT..

- Kiểm tra nước uống  giáo viên, học sinh, nhà vệ sinh.

- Cập nhật sổ sách.

- Sơ cứu, xử trí kịp thời các trường hợp học sinh ốm đau.

- Hợp đồng với Trạm y tế khám sức khỏe học sinh

 

 

 

 

12/2023

-Tham gia các hoạt động của nhà trường.

- Thu tiền BHTT, thu tiền các khoản khối 7,8 cho học sinh.

- Tổng hợp danh sách học sinh đóng tiền BHYT nộp lên BHXH huyện Phong Điền

- Hỗ trợ thu các khoản trong năm học.

- Kiểm tra vệ sinh môi trường, công tác trực vệ sinh trái buổi, các công trình vệ sinh, nước uống học sinh, giáo viên

- Cập nhật hồ sơ, sổ sách.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe chủ đề:  HIV/AIDS

- Sơ cứu, xử trí kịp thời các trường hợp học sinh ốm đau.

01/2024

-Tham gia các hoạt động của nhà trường.

- Theo dõi thực hiện 5K, phòng chống dịch

- Cấp phát thẻ BHTT, BHYT cho học sinh và CBGV,NV.

- Truyền thông về tật khúc xạ.

- Thống kê danh sách học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo năm 2024.

- Hỗ trợ thu các khoản trong năm học.

- Kiểm tra vệ sinh môi trường, công tác trực vệ sinh trái buổi, các công trình vệ sinh, nước uống học sinh, giáo viên

- Cập nhật sổ sách.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe chủ đề: Vệ sinh ATTP

- Sơ cứu, xử trí kịp thời các trường hợp học sinh ốm đau.

- Hỗ trợ hội đồng thi học kì I.

02/2024

-Tham gia các hoạt động của nhà trường.

-Truyền thông giáo dục sức khỏe chủ đề tai nạn thương tích.

- Hưởng ứng ngày thầy thuốc VN 27/2.

- Hỗ trợ thu các khoản trong năm học.

- Kiểm tra vệ sinh môi trường, công tác trực vệ sinh trái buổi, các công trình vệ sinh, nước uống học sinh, giáo viên

- Cập nhật sổ sách.

- Tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh Covid – 19

- Sơ cứu, xử trí kịp thời các trường hợp học sinh ốm đau.

03/2024

- Tham gia các hoạt động của nhà trường.

- Cân đo đợt 2, chi chép vào sổ theo dõi sức khỏe học sinh.

- Hỗ trợ thu các khoản trong năm học.

- Kiểm tra nước uống  giáo viên, học sinh, nhà vệ sinh.

- Lập hồ sơ gửi BHXH trích quỹ CSSKBĐ

- Sơ cứu, xử trí kịp thời các trường hợp học sinh ốm đau.

-  Phối hợp CTĐ tổ chức tập huấn sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh toàn trường và CBGV,NV.

04/2024

-Tham gia các hoạt động của nhà trường.

-Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống tác hại của thuốc lá.

- Tổng hợp thu các khoản, đốc thúc học sinh hoàn thành các khoản thu

- Kiểm tra nước uống  giáo viên, học sinh, nhà vệ sinh.

- Cập nhật sổ sách.

- Sơ cứu, xử trí kịp thời các trường hợp học sinh ốm đau.

05/2024

-Tham gia các hoạt động của nhà trường.

- Theo dõi thực hiện 5K

-Truyền thônggiáo dục sức khỏe chủ đề: Phòng tránh tai nạn đuối nước.

- Kiểm tra nước uống  giáo viên, học sinh, nhà vệ sinh.

- Sơ cứu, xử trí kịp thời các trường hợp học sinh ốm đau

- Kiểm kê cuối năm.

- Hỗ trợ hội đồng thi học kì II.

- Báo cáo cân đo trên hệ thống dữ liệu ngành, báo cáo cho PGD.

- Trên đây là kế hoạch hoạt động y tế trường học của trường THCS Phong Bình năm học 2023-2024. Trong quá trình thực hiện Nhân viên y tế trường học sẽ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế./.

Nơi gửi:

- BGH nhà trường;

- Lưu  YT.

 

             HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

   NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

 

  Nguyễn Bá Nhân                                               Hoàng Thị Thúy