''

Ngày 16 tháng 01 năm 2025

 » Tin tức

Tin tức

Cập nhật lúc : 14:24 10/10/2018  

KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên MN, TH và THCS năm học 2018-2019


UBND HUYỆN PHONG ĐIỀN

 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:    41/KH-PDĐT

 Phong Điền, ngày 17 tháng 9 năm 2018

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên MN, TH và THCS

năm học 2018-2019

 
   

 

         Căn cứ Kế hoạch số 2188/KH-SGDĐT-GDCN&TX ngày 13/9/2018 của Sở GD&ĐT về việc Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên năm học 2018-2019,

 Phòng GD&ĐT ban hành Kế hoạch BDTX cán bộ quản lý, giáo viên MN, TH và THCS năm học 2018-2019 như sau:

I. MỤC ĐÍCH CỦA BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

- Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) học tập BDTX được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.

- Việc triển khai công tác BDTX phải gắn việc đánh giá GV, CBQL theo chuẩn để từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả của đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục qua từng năm.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

            - Tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (gọi chung là giáo viên).

          - Những trường hợp được miễn: Các cán bộ quản lý và giáo viên sẽ nghỉ hưu trong năm học, hoặc đang ốm đau không đi lại được (có hồ sơ hợp lệ).

III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Đối với Giáo dục Mầm non

a. Nội dung bồi dưỡng 1: (30 tiết)

- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non;

- Phòng ngừa và xử lý ban đầu về ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non;

- Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ mầm non;

- Giao tiếp tích cực đối với trẻ và với cha mẹ của trẻ;

- Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non dựa vào cộng đồng.       

 b. Nội dung bồi dưỡng 2: (30 tiết)   

- Bồi dưỡng chính trị hè theo kế hoạch của các huyện, thị xã, thành phố;

- Các văn bản của ngành.

c. Nội dung bồi dưỡng 3: (60 tiết)

- Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay;

- Quản lý tài chính trường mầm non theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình

- Nội dung khác: Các đơn vị tự lựa chọn một số nội dung bồi dưỡng gắn với kết quả đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn phó hiệu trưởng hàng năm  nhằm nâng cao năng lực đội ngũ, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Ghi chú: Các nội dung trên có trong tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý giáo viên mầm non năm học 2018 - 2019.   

2. Đối với Giáo dục Tiểu học

a. Nội dung bồi dưỡng 1: (30 tiết)

Các chuyên đề bồi dưỡng chính trị hè 2018.

b. Nội dung bồi dưỡng 2: (30 tiết)

- Các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 gồm: Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục; công văn số 3868/BGDĐT-GDTH ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2018 – 2019; công văn số 2052/SGDĐT-GDTH ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Sở GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các Phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý; Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GDĐT Quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2017.

- Nội dung chương trình giáo dục cấp tiểu học mới (sẽ được áp dụng đối với lớp 1 vào năm học 2019 - 2020)

c. Nội dung bồi dưỡng 3: (60 tiết)

c.1. Đối với giáo viên:

- TH40: Thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học ở tiểu học

+ Xác định mục tiêu bài học tăng cường giáo dục kỹ năng sống.

+ Cấu trúc kế hoạch bài học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống.

+ Thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống.

- TH41: Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục.

+ Một số vấn đề chung về giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động giáo dục (mục đích, yêu cầu…).

+ Các nội dung kĩ năng sống có thể tích hợp lồng ghép trong các hoạt động văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao, các sinh hoạt tập thể, các hình thức ngoại khóa dã ngoại…

+ Phương pháp và kĩ thuật tích hợp lồng ghép các nội dung kĩ năng sống trong các hoạt động giáo dục.

- TH42: Thực hành giáo dục kỹ năng sống trong một số hoạt động ngoại khoá ở tiểu học

+ Xác định mục tiêu hoạt động ngoại khoá có tăng cường giáo dục kỹ năng sống.

+ Cấu trúc kế hoạch hoạt động ngoại khoá theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống.

+ Thực hành thiết kế kế hoạch hoạt động ngoại khoá theo hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống.

c.2. Đối với cán bộ quản lý:

- THQL 14: Năng lực quản lý hoạt động dạy học theo một số mô hình tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học.

+ Hoạt động dạy học theo một số mô hình tổ chức dạy học 02 buổi/ngày

+ Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo một số mô hình tổ chức dạy học

- THQL 15: Năng lực quản lý dạy học tích hợp theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học.

+ Một số vấn đề cơ bản trong dạy học tích hợp ở tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục

+ Quản lý hoạt động dạy học tích hợp ở tiểu học

- THQL 16: Năng lực quản lý dạy học phân hóa ở tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục đối với cấp tiểu học.

+ Một số vấn đề cơ bản trong dạy học phân hóa ở tiểu học

+ Quản lý hoạt động dạy học phân hóa ở tiểu học

3. Đối với Trung học cơ sơ

a. Nội dung bồi dưỡng 1: (30 tiết):

Đổi mới phương pháp dạy học các môn học và tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học.

b. Nội dung bồi dưỡng 2: (30 tiết):

Nội dung bồi dưỡng chính trị đầu năm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học năm học 2018-2019 đối với giáo dục trung học.

c. Nội dung bồi dưỡng 3: (60 tiết):

* Đối với giáo viên

- THCS 38: Giáo dục hòa nhập trong giáo dục Trung học cơ sở.

- THCS 39: Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh Trung học cơ sở.

- THCS 40: Phối hợp các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục ở trường Trung học cơ sở.

- THCS 41: Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh Trung học cơ sở.

*Đối với CBQL

- QLTrH 36: Xác định mục tiêu và thiết kế các chương trình hành động phát triển trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục.

- QLTrH 37: Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trường THCS theo hướng phát triển năng lực

- QLTrH 38: Quản lý thực hiện chương trình giáo dục THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

- QLTrH 39: Quản lý dạy học phân hóa ở trường THCS.

IV. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

         1. Hình thức học tập BDTX chủ yếu lấy việc tự học của người học là chính (tự nghiên cứu qua tài liệu, qua mạng Internet,...), kết hợp với sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường.

         2. BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

V. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG

     -  Nguồn tài liệu được cung cấp trên cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ: https://moet.gov.vn  - Chuyên đề giáo dục và đào tạo – Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

     - Tự sưu tầm tài liệu ở sách, báo, mạng Internet…

VI. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ       

1. Cách đánh giá kết quả BDTX: Đơn vị tổ chức đánh giá kết quả BDTX được thực hiện theo trình tự sau:

a) CBQL, GV chuẩn bị các báo cáo theo từng nội dung bồi dưỡng 1, 2 và 3.

Mỗi báo cáo phải trình bày rõ hai phần:

- Phần 1: Phần nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

- Phần 2: Phần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.

Cuối mỗi bản báo cáo phải có phần tự nhận xét và đánh giá.

b) Tổ hoặc nhóm chuyên môn tổ chức để CBQL, GV trình bày báo cáo trước tổ. Các thành viên trong tổ góp ý, nhận xét, đánh giá kết quả BDTX của cá nhân.

Lưu ý:  

- CBQL thuộc tổ chuyên môn nào thì được tham gia đánh giá kết quả BDTX tại tổ chuyên môn đó.

- Điểm nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và từng mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 là điểm trung bình cộng của các thành viên trong tổ tham gia đánh giá.

Nếu điểm đánh giá của CBQL, GV chênh lệch từ 1,5 điểm trở lên so với điểm trung bình cộng là không hợp lệ và lúc đó điểm đánh giá trung bình được xác định là trung bình cộng điểm đánh giá của các CBQL, GV còn lại.

Ví dụ: Tổ bộ môn Toán của một trường THPT tổ chức đánh giá kết quả BDTX các mã mô đun 38, 39, 40, 41 cho một thành viên trong tổ. Tổ có 06 thành viên; một thành viên được đánh giá và 05 thành viên còn lại sẽ tham gia đánh giá.

- Kết quả đánh giá của 05 thành viên với số điểm lần lượt là 7,0; 7,5; 7,5; 8,0; 8,0 cho mã mô đun 38 đối với thành viên này thì điểm trung bình cộng sẽ là (7,0 + 7,5 + 7,5 + 8,0 + 8,0)/5 = 7,6.  

- Điểm đánh giá của 05 thành viên với số điểm lần lượt là 7,0; 7,5; 7,5; 8,0; 10,0 cho mã mô đun 38; lúc đó, điểm đánh giá trung bình sẽ là 8,0. Như vậy, điểm trung bình của mô đun 38 là không hợp lệ (vì có một điểm 10,0 trong đánh giá,

 

 

 

chênh lệch 2,0 so với điểm trung bình); cho nên điểm mã mô đun 38 của thành viên được đánh giá này sẽ được tính lại là (7,0 + 7,5 + 7,5 + 8,0)/4 = 7,5.

- Tương tự đối với các mã mô đun còn lại.

2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX

Cho điểm theo thang điểm từ 0,0 đến 10 (phần 1 tối đa 5,0 điểm; phần 2 tối đa 5,0 điểm) khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, từng mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.

3. Điểm trung bình kết quả BDTX

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình cộng của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3): 3

ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.

   Ví dụ: Một thành viên ở trường THPT có các cột điểm và ĐTB BDTX như sau:

Điểm ND 1

Điểm

ND 2

Điểm ND 3

ĐTB BDTX

Mô đun 38

Mô đun 39

Mô đun 40

Mô đun 41

8,0

7,5

7,0

7,6

6,5

8,0

7,6

      

4. Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên

a) Đối với GV các cấp bậc học và CBQL mầm non tham gia học tập đủ các nội dung BDTX theo kế hoạch và có các điểm thành phần đạt từ 5,0 điểm trở lên thì được công nhận hoàn thành kế hoạch BDTX và được xếp loại cụ thể như sau:

        - Loại Trung bình: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 5,0 đến dưới 7,0 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5,0 điểm;

- Loại Khá: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 7,0 đến dưới 9,0 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6,0 điểm;

- Loại Giỏi: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 9,0 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7,0 điểm.

         * Các trường hợp khác được đánh giá là Không hoàn thành.

b) Đối với cán bộ quản lý các trường Tiểu học, THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học và trung tâm GDNN-GDTX xếp loại theo 2 mức: Đạt yêu cầuKhông đạt yêu cầu.

Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của công chức, viên chức hàng năm và là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, CBQL, xét các danh hiệu thi đua, thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.  

5. Hồ sơ BDTX

- Đối với cá nhân: Sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kế hoạch BDTX; các báo cáo theo từng mô đun;

- Đối với tập thể: Kế hoạch BDTX; sổ theo dõi công tác BDTX; biên bản nhận xét, đánh giá BDTX của CBQL, GV; bảng tổng hợp kết quả BDTX của CBQL, GV.       

6. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên

- Đơn vị lập báo cáo và tổng hợp đánh giá, xếp loại kết quả BDTX của CBQL, GV và đề nghị Phòng GD&ĐT cấp giấy chứng nhận.

- Việc đánh giá và công nhận kết quả BDTX phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng và công khai, có tác dụng động viên, khuyến khích CBQL, GV tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2018 - 2019 và báo cáo về Sở GD&ĐT trước ngày 10/10/2018.

- Phê duyệt kế hoạch, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX đối với CBQL, GV.

- Phòng giáo dục và đào tạo cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX năm học 2018-2019 cho các đơn vị trực thuộc.

- Phòng giáo dục và đào tạo chủ trì và phối hợp với trung tâm GDNN-GDTX và đơn vị liên quan để tổ chức BDTX cho các đơn vị trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo theo hình thức tập trung (nếu có).

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.

- Báo cáo kết quả BDTX năm học 2018-2019 về Sở trước ngày 31/5/2019.

      2. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; báo cáo kế hoạch BDTX giáo viên về Phòng GD&ĐT trước ngày 01/10/2019.

- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX giáo viên về Phòng GD&ĐT trước ngày 30/4/2019 bằng văn bản và email: triennv.pdien@hue.edu.vn

- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX; đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác BDTX.

3. Trách nhiệm của giáo viên

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2018-2019 đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường.

- Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung trên./.

 

Nơi nhận:

- Sở GD&ĐT (để b/c);

- UBND huyện (để b/c);

- Các trường MN, TH và THCS trực thuộc (để t/h)

- Website Phòng;

  - Lưu VT.

         TRƯỞNG PHÒNG

 

 

 

 

 

 

          Nguyễn Phi Hùng

Số lượt xem : 131

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác