Phó Hiệu trưởng 1
Kế hoạch năm 2015-2016
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2014-25015
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN TRƯỜNG THCS PHONG BÌNH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phong Điền, ngày 16 tháng 09 năm2014 . |
BÁO CÁO
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2014-2015
Căn cứ các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Công văn số 1806/SGD&ĐT-GDTrH ngày 27/8/2014 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn nhiệm giáo dục Trung học năm học 2014-2015.
Căn cứ vào báo cáo tổng kết năm học 2013-2014, phương hướng nhiệm vụ năm học2014-2015 của UBND huyện Phong Điền và Công văn số 185/PGD&ĐT-THCS ngày 15/9/2014 của Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp THCS. Trường THCS Phong Bình triển khai thực hiện kế hoạch chuyên môn năm học 2014-2015 như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
I. Thuận lợi:
- Trường được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Phòng GD&ĐT, Chính quyền địa phương, có đủ biên chế giáo viên, nhân viên đảm bảo để làm tròn nhiệm vụ.
- Có sự hỗ trợ hiệu quả của Hội cha mẹ học sinh, đội ngũ CBGVNV đa số có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao. Nhiều giáo viên có tay nghề vững vàng, tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua do cấp trên tổ chức, có các giáo viên đạt giải cao trong các hội thi.
- Học sinh của trường đa số lễ phép chăm học.
II. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất (CSVC) còn thiếu như phòng học thời gian đầu năm học phải đi mượn ngoài 4 phòng cho 8 lớp học. Một số trang thiết bị cũ đã hỏng cần phải trang cấp thay thế để phục vụ cho công tác dạy học.
- Mùa mưa lũ trường phải cho học sinh nghỉ học dài ngày nên dán đoạn chương trình giảng dạy phải thường xuyên tổ chức dạy bù.
B. NHIỆM VỤ NĂM HỌC:
I. Nhiệm vụ trọng tâm:
Tranh thủ mọi nguồn lực, tận dụng và phát huy tối đa các điều kiện hiện có, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nỗ lực phấn đấu nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần cải thiện vị thứ giáo dục trung học sơ sở của trường trong toàn huyện và trong toàn tỉnh.
II. Nhiệm vụ chủ yếu:
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Chương trình hành động của ngành triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV về Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011- 2015”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII và Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 - 2015.
3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ giáo viên. Linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.
4. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
5. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.
6. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
7. Tổ chức thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh theo khung chuẩn năng lực ngôn ngữ Châu Âu. Chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà và mũi nhọn học sinh giỏi và giáo viên giỏi. Thực hiện có hiệu quả Đề án 434/ĐA-UBND NGÀY 10/7/2012 của UBND huyện Phong Điền.
8. Quy hoạch nguồn CBQL trường THCS, tăng số lượng học sinh trên lớp theo lộ trình phù hợp để tiệm cận với định mức quy định nhằm có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn để học sinh được học 2 buổi/ngày.
9. Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng theo lộ trình, hoàn thành việc đánh giá và đánh giá ngoài. Thực hiện đúng tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia vào năm học 2015-2016. Xây dựng thư viện đạt chuẩn, tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
C. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP:
I. Công tác số lượng:
a. Chỉ tiêu:
- Đầu năm học huy động được: 472 em/ 16 lớp đạt 99,6% so với kế hoạch giao.
- Cụ thể:
Số HS/ số lớp |
Lớp 6 |
Lớp 7 |
Lớp 8 |
Lớp 9 |
Tổng cộng |
Số HS |
119 |
119 |
121 |
113 |
472 |
Số lớp |
4 |
4 |
4 |
4 |
16 |
- Tổng số HS HTCTTH ở địa bàn đã huy động vào lớp 6: 119/120 đạt tỷ lệ: 99,2 %.
- Chỉ tiêu duy trì số lượng đến cuối năm là: 99 %
b. Biện pháp:
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò trong học tập và sinh hoạt, hoạt động ngoài giờ. Tổ chức các hoạt động vui tươi thường xuyên trong lớp học, trong Liên đội để mỗi ngày đến trường học sinh cảm nhận được là một ngày vui.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, hội CMHS để vận động học sinh bỏ học đến lớp. Tổ chức quỹ bạn nghèo vượt khó hỗ trợ cho học sinh gặp khó khăn. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm để giáo dục các em.
II. Chất lượng:
1. Chất lượng Hạnh kiểm:
a. Chỉ tiêu:
Lớp |
TSHS |
Tốt |
Khá |
T Bình |
Yếu |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
6 |
119 |
103 |
86.6 |
16 |
13.4 |
|
|
|
|
7 |
119 |
103 |
80.8 |
16 |
13.4 |
|
|
|
|
8 |
121 |
94 |
77.7 |
27 |
22.3 |
|
|
|
|
9 |
113 |
91 |
80.5 |
22 |
19.5 |
|
|
|
|
Cộng |
472 |
391 |
82,8 |
81 |
17.2 |
|
|
|
|
b. Biện pháp:
- Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện, thương yêu giúp đỡ học sinh trong mỗi thầy cô giáo. Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để giáo dục tốt học sinh.
- Tăng cường công tác chủ nhiệm, coi trọng các tiết giáo dục công dân, giờ sinh hoạt, tổ chức bình bầu đạo đức học sinh hàng tuần theo tổ nhóm trong các lớp.
- Giáo dục đạo đức học sinh vào tiết chào cờ, thông qua hoạt động vui chơi lành mạnh. Phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, Hội CMHS để giáo dục các em. Chú trọng thông tin hai chiều trong mối quan hệ Gia đình-Nhà trường-Xã hội.
2. Chất lượng Học lực:
a. Chỉ tiêu:
Lớp |
TSHS |
Giỏi |
Khá |
T Bình |
Yếu |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
6 |
119 |
24 |
20.2 |
48 |
40.3 |
43 |
36.1 |
4 |
3.4 |
7 |
119 |
20 |
16.8 |
60 |
50.4 |
39 |
32.8 |
|
|
8 |
121 |
10 |
8.3 |
73 |
60.3 |
37 |
30.6 |
1 |
0.8 |
9 |
113 |
16 |
14.2 |
71 |
62,8 |
26 |
23.0 |
|
|
Cộng |
472 |
71 |
15.0 |
251 |
53.2 |
145 |
30.7 |
5 |
1.1 |
b. Biện pháp:
- Dạy học theo phương pháp định hướng cho học sinh, học sinh tự làm việc, giáo dục ý thức tự học, chủ động tìm tòi kiến thức thông qua định hướng của thầy. Cho các nhóm tổ học sinh đi tìm hiểu và trình bày thuyết minh về mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn bằng tranh ảnh, đoạn phim, mô hình…
- Phối hợp với phụ huynh học sinh tạo điều kiện và đẩy mạnh việc tự học ở nhà. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu ở học kỳ II, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay đầu năm học.
- Chú trọng công tác soạn giảng, chấm chữa, đổi mới kiểm tra đánh giá, tuyên dương điểm tốt dưới cờ. Cập nhật công khai công tác cho điểm vào điểm.
3. Mũi nhọn học sinh giỏi:
a. Chỉ tiêu:
- Phấn đấu có ít nhất 15 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, có học sinh đạt giải môn Tiếng Anh qua mạng Internet cấp huyện trở lên.
- Phấn đấu có 3 học sinh giỏi tỉnh.
- Có 01 học sinh đạt giải trong hội thi hùng biện Tiếng Anh cấp huyện.
- Có sản phẩm được công nhận trong hội thi khoa học kỹ thuật và sáng tạo thanh thiếu nhi.
b. Biện pháp:
- Chọn giáo viên bồi dưỡng. Xây dựng chương trình bồi dưỡng có chất lượng. Theo dõi kiểm tra đôn đốc động viên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức gặp mặt và tư vấn cho học sinh chọn môn bồi dưỡng theo năng khiếu cá nhân. Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức huy động nguồn kinh phí, Khen thưởng đúng mức và kịp thời.
- Tổ chức phong trào giải Olympic tiếng Anh qua mạng cấp trường có thi đua khen thưởng đối với cá nhân và tập thể lớp.
- Tổ chức phong trào thi hùng biện Tiếng Anh lớp 8, 9 cấp trường tháng 11/2014 để chọn học sinh bồi dưỡng dự thi cấp huyện đạt kết quả.
- Tuyên truyền và chỉ đạo Ban hoạt động ngoài giờ tổ chức cho học xây dựng ý tưởng tốt để tham gia hội thi khoa học kỹ thuật và sáng tạo thanh thiếu nhi có chất lượng.
4. Chất lượng bộ môn:
(Có phụ lục kèm theo)
5. Công tác hoạt động NGLL, giáo dục thể chất, hướng nghiệp, dạy nghề:
a. Hoạt động NGLL, giáo dục thể chất:
- Thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL theo quy định của Bộ GD&ĐT. GVCN có trách nhiệm chuẩn bị tốt giáo án hoạt động GDNGLL cần lưu ý tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật và giáo dục địa phương trong tiết chủ đề của tháng.
- Giáo dục Công ước quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc, các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phát động, thực hiện các nội dung giáo dục địa phương tìm hiểu “Dư địa chí Phong Điền”.
- Tăng cường công tác giáo dục thể chất trong trường học, tổ chức các hoạt động TDTT, Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường, xây dựng đội bóng đá của trường để tham gia cấp huyện có chất lượng.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên dự thi Giáo viên tổng phụ trách giỏi đạt giải từ cấp huyện trở lên..
- Chỉ tiêu có giải trong các kỳ thi HKPĐ; Bóng đá; Điền kinh học sinh.
b. Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề:
- Phối hợp với TTHNDN tổ chức dạy nghề cho khối học sinh lớp 8 đảm bảo đạt tỷ lệ 100%, Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh khối 9 theo quy định.
- Phấn đấu 98% học sinh trở lên hoàn thành chứng chỉ nghề .
- Biện pháp:
+ Quán triệt nhận thức trong CBGVN, CMHS, HS về các chủ trương của Đảng, nhà nước và của ngành về giáo dục phát triển công tác hướng nghiệp dạy nghề để phù hợp với nhu cầu đào tạo nhân lực đảm bảo hài hòa giữa lực lượng lao động gián tiếp và trực tiếp cho toàn xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy nghề ở trường thực hiện nghiêm túc.
III. Xây dựng các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:
1. Về đội ngũ:
- Đội ngũ CBGVNV hiện có: 42 nữ 18, đảng viên 14 tỷ lệ 33,3%, HĐ 01 trong đó: CBQL: 02, GVBM: 33 ; Nhân viên: 05 ; TPT : 01; BV: 01. Trình độ chuyên môn: Đại học 28 tỷ lệ 66,7%; CĐ: 12; TC: 02. Có 4 tổ chuyên môn, 1 tổ HC sắp xếp chuyên môn cơ bản phù hợp với đào tạo và hướng dẫn cấp trên.
2. Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ:
- CBGVNV phải nắm vững đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, quy chế của ngành trong việc đổi mới và đầu tư phát triển giáo. Tiếp tục hưởng ứng các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành và cấp trên. Rèn luyện tác phong đạo đức, tay nghề.“Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Triển khai thường xuyên các quy chế chuyên môn và một số văn bản hướng dẫn bổ sung của ngành. (TT 58, qđ 72, QĐ 83, TT12, TT 35, TT 28...các tài liệu về chuẩn kiến thức kỹ năng).
- Bài soạn phải đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp đối tượng học sinh, thể hiện rõ các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Đối với giáo viên soạn bài in vi tính phải biết phát huy tối đa công nghệ tin học để nâng cao chất lượng bài soạn, chỉ sử dụng bản chính, không dùng bản phô tô.
- Các loại hồ sơ, sổ sách trong nhà trường đối với tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên, cán bộ phụ trách đoàn thể theo quy định tại điều lệ trường phổ thông và đảm bảo quy định của trường.
- Chỉ tiêu có ít nhất 07 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá:
- Đề kiểm tra chú ý tính thực tiễn và nội dung cơ bản, không ôm đồm kiến thức, đề ra theo hướng mở làm cho học sinh có nhiều cách trả lời, phát huy tư duy sáng tạo, trí thông minh của học sinh. Môn kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan đảm bảo 4 mã đề.
- Lập ngân hàng đề và sử dụng ma trận đề cho từng bộ môn. Mỗi giáo viên có trách nhiệm nộp đề kiểm tra và đề thi theo yêu cầu của tổ chuyên môn, trường.
- Trường sẽ tổ chức kiểm tra chung 100% tất cả các môn có 02 giáo viên giảng dạy trở lên.
- Đánh giá học sinh với tinh thần động viên khuyến khích và tùy từng đối tượng học sinh, đặc biệt lưu ý đối với học sinh khuyết tật, học sinh yếu.
- Tổ chức theo dõi kiểm tra việc đánh giá thông qua hồ sơ chuyên môn. Theo dõi công tác cập nhật điểm. Triển khai kế hoạch xây dựng ngân hàng đề, kiểm tra đánh giá chung.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra theo dõi thường xuyên trong sinh hoạt tổ cũng như kiểm tra bất thường, chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ để đón đoàn kiểm tra của Phòng GD&ĐT.
4. Các chuyên đề triển khai trong năm:
- Tổ chức triển khai các chuyên đề dạy học theo hướng đổi mới, các chuyên đề đều tổ chức cho học sinh tìm tòi hình ảnh, đoạn phim, mô hình... để diễn thuyết trình bày. Nội dung các chuyên đề tập trung xây dựng kỹ năng sống cho học sinh thông qua kiến thức bộ môn.
- Các chuyên đề:
Tổ Văn - Sử:
- Môn Ngữ Văn: Một hướng tiếp cận giảng dạy văn bản nhật dụng trong môn Ngữ văn ở trường THCS Phong Bình.
- Môn Lịch sử: Khai thác lược đồ trong dạy học môn lịch sử.
Tổ Tự nhiên:
- Môn Vật lý: Phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
- Môn Địa lý: Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng khai thác lược đồ tự nhiên trong phần địa lý tự nhiên lớp 7 khi học dạng bài “Thiên nhiên của châu lục”
Tổ GDCD-T.Anh-Nhạc-MT-TD:
- Môn Tiếng Anh: Hội thi hùng biện Tiếng Anh cho học sinh khối 8, 9.
- Môn Mĩ thuật: Triển lãm “Chân dung anh bộ đội cụ Hồ” ở khối 8, 9.
Tổ Toán –Tin:
- Môn Toán: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn toán.
- Môn Tin học: Thiết kế trò chơi trong dạy học thông qua bài giảng điện tử.
Việc triển khai chuyên đề được thực hiện 2 bước: lý thuyết, thực hành, học sinh nghiên cứu và thực hiện rút ra vấn đề, kết luận dưới sự hướng dẫn của GV.
5. Công tác tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội thi:
- Thực hiện sinh hoạt đúng định kỳ: kiểm tra hồ sơ 1GV/2lần /HK. Thao giảng 1tiết /GV/HK. Dự giờ ít nhất 18 tiết /GV/NH. Làm tốt công tác lưu giữ hồ sơ chuyên môn ở tổ. Tham gia hội thi GVDG cấp huyện ít nhất có 7 GV được công nhận, thao giảng hội đồng, 04 tiết (1 tiết/ tổ), giáo viên tham gia làm ĐDDH để hỗ thêm cho công tác giảng dạy của mình.
- Kiểm tra toàn diện 12 giáo viên: Nguyễn Công Tiến, Lê Trọng Phê, Hồ Thị Hương, Lê Hoành Sỹ, Phạm Thị Như Thuý, Hồ Viết Cảm, Nguyễn Thị Hải Tùng, Nguyễn Thị Mẫn Hiên, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Nguyễn Duy Tuấn, Nguyễn Đôn Vũ.
- Ban giám hiệu dự giờ và kiểm tra hồ sơ đột xuất 18 tiết (Không tính thanh tra toàn diện). Dự thao giảng hội đồng 4 tiết trong năm (HKI 02 tiết, HKII 02 tiết). Kiểm tra và dự triển khai chuyên đề các tổ. Kiểm tra hồ sơ các tổ và các bộ phận liên quan, nhân viên 1lần /HK.
- Tuyển chọn hồ sơ, giáo án, giáo án điện tử có chất lượng để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong toàn trường. Tổ chức kiểm tra, thi cử đảm bảo đúng quy chế.
6. Đổi mới phương pháp giảng dạy:
- Đổi mới PPDH có hiệu quả thiết thực: Dạy học theo hướng tổ chức phân công cho học sinh, động viên khuyến khích, biết khơi dậy khả năng của các em, dạy phương pháp học, phương pháp suy luận rèn kỹ năng tự học, chú trọng tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm.
- Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện. Sử dụng hợp lý công nghệ thông tin, khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, coi trọng thực hành, thí nghiệm, bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng.liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học.
- Mỗi giáo viên bộ môn phải xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể về lớp mình phụ trách. Có kế hoạch cụ thể để giảm tỷ lệ học sinh yếu xoá học sinh kém. Đảm bảo tỷ lệ học sinh yếu dưới 10% cho tất cả các bộ môn. Chất lượng học kỳ II phải tiến bộ hơn học kỳ I. Mỗi GVBM phải tìm ra nguyên nhân yếu của môn phụ trách, chủ động phụ đạo và đặt ra kế hoạch số lượng học sinh yếu giảm bao nhiêu qua từng học kỳ, xem đây là trách nhiệm cơ bản của giáo viên khi lên lớp.
- Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp, triển khai các chuyên đề đổi mới và nâng cao chất lượng giờ dạy. Theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình, công tác kiểm tra, chấm chữa việc cập nhật điểm kịp thời và đúng quy chế. Chú ý các môn trái buổi và những môn đánh giá bằng xếp loại.
- Tiếp tục duy trì chuẩn PCTHCS tỷ lệ trên 95%. Xây dựng và đạt thư viện chuẩn trong năm học này.
IV. Danh hiệu thi đua phấn đấu:
1, Về tập thể:
- Trường đạt: Tập thể lao động tiên tiến.
- Liên đội mạnh cấp huyện.
- Chi đoàn vững mạnh cấp cơ sở, Công đoàn vững mạnh cấp huyện.
- 05 tổ tiên tiến; 16 chi đội mạnh; 6 lớp tiên tiến.
2. Về cá nhân:
- Giáo viên đăng ký: CSTD cấp cơ sở: 12, LĐTT:30, HTNV: 0.
- Trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến.
Trên đây là kế hoạch chuyên môn Tường THCS Phong Bình năm học 2014-2015 mong sự quan tâm giúp đỡ của quý cấp để trường thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Xin trân trọng cám ơn!
HIỆU TRƯỞNG DUYỆT P-HIỆU TRƯỞNG
Lê ThừaTriều Phạm Bá Diễn